Quản lý dụng cụ y tế, dụng cụ phẫu thuật bằng công nghệ RFID

02-12-2020 02:06pm

Sự yếu kém về quản lý dụng cụ y tế, dụng cụ phẫu thuật không chỉ ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc, mà đôi khi còn ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, Mỹ đã đưa ra quy định quản lý dụng cụ phẫu thuật đến từng đơn vị, được thi hành trong năm nay. Châu Âu dự kiến cũng sẽ hoàn thành điều này vào năm 2027, và tất nhiên châu Á trong tương lai gần cũng sẽ phải thực hiện điều đó.

Tuy nhiên, bài toán quản lý với từng dụng cụ phẫu thuật không hề dễ dàng chút nào. Trong bài viết này, Smart Vision sẽ cùng phân tích với các bạn về những khó khăn, yêu cầu và cả giải pháp trong việc quản lý dụng cụ phẫu thuật bằng công nghệ RFID.

 

Yêu cầu, khó khăn khi quản lý dụng cụ phẫu thuật

Dụng cụ phẫu thuật yêu cầu được quản lý tới từng đơn vị, đó là từng chiếc dao mổ, từng cây kéo, panh y tế... Điều này quả thật khó khăn, vì những công cụ này có kích thước tương đối nhỏ, phải trải qua công đoạn khử khuẩn sau mỗi lần sử dụng.

Nếu không quản lý được tới từng đơn vị, chúng ta sẽ không nắm được thời gian, tần suất sử dụng của các loại dụng cụ phẫu thuật. Điều này có thể dẫn đến trang thiết bị bị xuống cấp, hỏng hóc khi chưa có phương án bổ sung, thay thế. Với dụng cụ phẫu thuật, một sai sót nhỏ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là cả tính mạng của người bệnh.

Phương pháp quản lý bằng mã vạch rất khó triển khai trên các dụng cụ phẫu thuật, bởi vì những công cụ này có kích thước nhỏ. Mã vạch hay mã QR in trên bề mặt công cụ quá nhỏ, điều này dẫn tới việc đọc từng thiết bị tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc.

 

Lợi thế của công nghệ RFID trong quản lý dụng cụ phẫu thuật

Trong thời điểm hiện tại, công nghệ RFID là phương pháp hữu dụng nhất trong quản lý công cụ phẫu thuật. Điểm mạnh đầu tiên của RFID chính là khả năng quản lý tới từng thiết bị. Mỗi thẻ RFID sẽ có mã duy nhất không trùng lặp, và vì thế việc quản lý từng công cụ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Với hệ thống phần mềm kèm theo, người dùng có thể biết chính xác chiếc kéo này đã được sử dụng bao nhiều lần, lần sử dụng cuối cùng cách đây bao lâu...

Khác với máy đọc mã vạch, đầu đọc thẻ RFID không cần phải tiếp xúc trực tiếp hay quét trên bề mặt của từng vật. Điều này cho phép kiểm tra nhanh một bộ dụng cụ phẫu thuật, phát hiện được dụng cụ nào bị thiếu, dụng cụ nào đã quá hạn sử dụng. Với tốc độ xử lý nhanh chóng, đội ngũ bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp giải quyết phù hợp nhất với từng yêu cầu.

Thậm chí, với những thiết lập cụ thể, chúng ta có thể quản lý được cả thời gian sử dụng từng thiết bị trong quá trình phẫu thuật. Với thống kê này, ban quản lý có thể đưa ra phương án nhập hàng, bảo dưỡng thiết bị tùy vào nhu cầu sử dụng cụ thể, trong từng giai đoạn cụ thể.

 

Thẻ RFID sử dụng trên dụng cụ phẫu thuật, phương pháp gắn thẻ

Như đã nói ở phần đầu bài viết, dụng cụ phẫu thuật có kích thước nhỏ, và vì thế thẻ RFID sử dụng trên đó cũng phải có kích thước tương ứng. Thẻ RFID thường dùng trên dụng cụ phẫu thuật là thẻ siêu nhỏ, có kích thước khoảng hạt gạo. Thẻ này cần được bao bọc bởi lớp epoxy giúp hoạt động ổn định trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với nước và nhiệt độ cao (trong quá trình khử khuẩn).

 

Tầm đọc khuyến nghị khi sử dụng hệ thống RFID để quản lý dụng cụ phẫu thuật

Với việc quản lý dụng cụ phẫu thuật, chúng ta có thể chia ra thành hai tác vụ cụ thể: quản lý hàng tồn và quản lý trong lúc phẫu thuật.

  • Quản lý hàng tồn: Có thể sử dụng đầu đọc cầm tay, tầm đọc không cần phải quá xa do vật dụng và kho có kích thước nhỏ. Khoảng cách đọc tầm 1 mét là đủ với yêu cầu này.
  • Quản lý trong lúc phẫu thuật: Với yêu cầu này, người dùng sẽ quản lý các thiết bị trên khay dụng cụ để biết được dụng cụ nào được dùng vào thời điểm nào. Vì thế, tầm đọc chỉ cần ở mức ngắn khoảng 10-20 cm. Nếu tầm đọc quá xa, đầu đọc có thể vô tính đọc cả dụng cụ đang được sử dụng bởi y bác sĩ.

Với bài viết này, Smart Vision chỉ mới tóm gọn được nhu cầu quản lý dụng cụ phẫu thuật bằng công nghệ RFID theo một cách khái quát nhất. Với từng trường hợp và từng yêu cầu cụ thể, chúng ta sẽ sử dụng những công nghệ và giải pháp khác nhau.

Nếu quý khách có nhu cầu triển khai ứng dụng quản lý tài sản phẫu thuật bằng công nghệ RFID, hãy liên lạc ngay với chúng tôi để được tư vấn về thiết bị và giải pháp, với chi phí tiết kiệm nhất.

Nhận xét bài viết

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP NHẬN DẠNG THÔNG MINH GPĐKKD số 0108162937 do Sở KHĐT TP.Hà Nội cấp ngày 8/2/2018 Số 26/2 Đường 702 Hồng Bàng - P.1 - Q.11 - TP.HCM Số 15B - Ngõ 61/16 Lạc Trung - Q.Hai Bà Trưng - Hà nội Tel / Zalo: 0938856028 - sales@smartid.com.vn