Xung đột giữa RFID và hệ thống không dây - Nguyên do và cách khắc phục

08-03-2021 02:37pm

RFID là một công nghệ đã được chứng minh về tính hiệu quả, nhưng cũng có một số hạn chế. Trong một vài trường hợp, RFID có thể bị ảnh hưởng khi dùng chung với các hệ thống không dây khác. Do đó, trước khi triển khai hệ thống RFID, chúng ta cần hiểu rõ về tương tác giữa hệ thống này và các công nghệ khác đang được sử dụng trong khu vực đó.

Những chuyên gia về RFID sẽ chú ý tới các vấn đề như vậy và thiết kế một hệ thống phù hợp, tránh gây ra xung đột giữa các công nghệ với nhau. Nếu bạn đang sử dụng một hệ thống RFID và phát hiện ra những xung đột như vậy, chuyên gia về RFID như Smart Vision sẽ phát hiện ra nguyên do và hỗ trợ các bạn trong việc xử lý vấn đề.

 

Hai loại vấn đề chính liên quan tới RFID

RFID hoạt động dựa trên việc truyền tín hiệu không dây giữa đầu đọc và thẻ RFID. Do đó, việc xung đột giữa các công nghệ có thể làm cho hệ thống RFID không còn hoạt động được nữa. Có hai nguyên do chính gây nên điều này:

  • Đầu tiên: Một hệ thống có thể chặn tín hiệu từ hệ thống khác, không cho phép dữ liệu được truyền và nhận.
  • Thứ hai: Tín hiệu được truyền bởi hệ thống này có thể được nhận bởi hệ thống kia, dẫn tới sai lệch về thông tin.

Trước khi bàn luận về nguyên do của vấn đề, ta cần phân biệt hai loại hệ thống RFID, do mỗi một loại sẽ có những vấn đề khác nhau.

  • Trong hệ thống RFID bị động, đầu đọc truyền tín hiệu điện từ tới thẻ RFID và tín hiệu điện từ này sẽ chuyển thành dòng điện kích hoạt chip trên thẻ. Sau đó, thẻ RFID sẽ lấy năng lượng đó để phản hồi tín hiệu lại cho đầ đọc.
  • Trong hệ thống RFID chủ động, thẻ có khả năng tự phát tín hiệu liên tục mà không cần năng lượng từ đầu đọc.

 

Những nguyên do phổ biến nhất gây xung đột giữa RFID và các hệ thống không dây

Dưới đây là những lý do phổ biến nhất khiến hệ thống RFID bị ảnh hưởng khả năng hoạt động

Yếu tố môi trường là nguyên do phổ biến nhất. Trong quá khứ, các loại thẻ được dán trên kim loại hay vật chứa chất lỏng gần như không thể đọc được, do ảnh hưởng của các chất này lên việc truyến dẫn sóng điện từ. Tuy nhiên, ngày này thì vấn đề này đã được xử lý phần nào.

Chúng ta có các loại thẻ dành riêng cho kim loại, thậm chí còn hoạt động tốt hơn khi được dán lên bề mặt kim loại. Các loại đầu đọc và ăng ten cũng được thiết kế mạnh mẽ hơn, truyền tín hiệu tốt hơn cho dù được đặt bên trong các môi trường không phù hợp như đã nói ở trên.

Một loại xung đột phổ biến, thường gặp là xung đột giữa RFID và WIFI hay một số hệ thống không dây cá nhân như Bluetooth. Tất nhiên, xung đột này chỉ xảy ra khi cả hai hệ thống đều sử dụng cùng một dải tần số. Trong ngành y tế, xung đột giữa microphone không dây và ống nội soi không dây đã từng xuất hiện, nhưng chỉ trong một số trường hợp hy hữu. Do đó, công nghệ RFID vẫn được áp dụng trong các ứng dụng liên quan tới y tế hay nhận diện bệnh nhân.

Các loại thẻ chủ động sử dụng chuẩn WIFI IEE802.11 có thể gặp vấn đề nhận diện khi sử dụng cùng hệ thống WIFI có cùng tiêu chuẩn. Trong môi trường thử nghiệm, các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng sóng điện từ từ hệ thống RFID có thể gây nhiễu ở một số hệ thống khác. Vì thế việc thiết kế hệ thống đúng tiêu chuẩn trở thành yếu tố quan trọng.

Khi được thiết kế đúng, các rủi ro xung đột hệ thống có thể được giảm xuống đáng kể. Ví dụ, khi đặt đầu đọc chuẩn Gen 2 ở chế độ Dense Reader Mode, chúng ta có thể giảm xung đột giữa các đầu đọc trong trường hợp 50 chiếc được đặt gần nhau. Tương tự như vậy, việc xung đột hệ thống ở châu Âu cùng ít hơn châu Mỹ, do họ giới hạn mức năng lượng được sử dụng còn 2W chứ không phải 2.4W như Mỹ.

Qua bảng dưới đây, ta có thể thấy được nguy cơ xung đột của các tần số RFID với từng hệ thống mạng không dây cụ thể

Tần sốBăng thông RFIDMạng không dây khác
58KHz – 1KHz EAS Electro magnetic Tags  
125 – 135KHz LF Passive Tags  
7.4KHz – 8.8MHz EAS Swept-rf Tags  
13.56MHz HF Passive Tags  
868MHz – 928MHz UHF Passive Tags IEEE802.15 WPAN (Zigbee @ 868 & 915MHz)
902MHz / 111.5KHz2.4GHz / 111.5KHz EAS Re-radiating Tags  
2.4GHz Some WiFI based active Tags IEEE802.11b & g WLAN IEEE802.15 WPAN (Bluetooth & Zigbee)
5GHz   IEEE802.11a WLAN
60GHz   IEEE802.11ad WiFi

 

6 cách để tránh xung đột sóng RFID

Việc triển khai hệ thống RFID đúng cách sẽ tránh được một số vấn đề tiềm tàng. Một công ty chuyên về RFID như Smart Vision sẽ biết cách để ứng dụng công nghệ trong từng tình huống cụ thể, biết được yêu cầu của từng hệ thống. Dưới đây là 6 bước để giảm thiểu tối đa nguy cơ xung đột giữa RFID và các hệ thống khác:

1. Thử trước dải tần số sẽ được sử dụng bởi hệ thống RFID trong môi trường triển khai dự án.

2. Làm rõ các thông số về tần số, giao thức và chuẩn được sử dụng bởi các thiết bị RFID.

3. Với các hệ thống sử dụng thẻ chủ động 2.4GHz, kiểm tra dải IP của hệ thống RFID và WIFI được sử dụng song song cùng hệ thống đó.

4. Thử nghiệm thực tế trên quy mô nhỏ

5. Nếu cần thiết, thực hiện hai thử nghiệm cùng một lúc: Một trong môi trường sẽ được lắp đặt hệ thống, thử nghiệm thứ hai đặt trong môi trường ít có yếu tố xung đột hơn.

6. Kiểm tra hoạt động của CẢ HAI hệ thống trong quá trình kiểm thử.

 

Lấy ý kiến chuyên gia

Nếu bạn là một khách hàng không hiểu rõ về RFID, cách tốt nhất chính là nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia. Smart Vision tự tin là công ty có nhiều kinh nghiệm về hệ thống RFID và các ứng dụng liên quan tới RFID. Để được tư vấn cụ thể về giải pháp và thiết bị RFID, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với Smart Vision qua số Hotline: 0925822888

Nhận xét bài viết
Tin tức liên quan

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP NHẬN DẠNG THÔNG MINH GPĐKKD số 0108162937 do Sở KHĐT TP.Hà Nội cấp ngày 8/2/2018 Số 26/2 Đường 702 Hồng Bàng - P.1 - Q.11 - TP.HCM Số 15B - Ngõ 61/16 Lạc Trung - Q.Hai Bà Trưng - Hà nội Tel / Zalo: 0938856028 - sales@smartid.com.vn